Saturday 28 April 2007

29.4

Cô là một cô trong rất nhiều cô của con. Người con chịu ảnh hưởng nhiều nhất nhưng lại là người con không hiểu nhất. Đan xen, mâu thuẫn; mạnh mẽ đó, yếu đuối đó; tình cảm và yêu ghét rạch ròi, mạo hiểm và thận trọng...
Con giở lại bài thơ Viết cho con gái mà cô chép tặng.
...
Nhưng tình yêu giữa cuộc đời trắc ẩn
Sẽ làm con điêu đứng say mê
Con sẽ quên những lời mẹ dặn dò
Kinh nghiệm sống của người này không dạy được kẻ khác
Chỉ có điều, con gái của mẹ ơi
Nếu con gặp được người yêu con nhất
Đừng bao giờ để mất nghe con.

Mừng sinh nhật cô. Đây là sinh nhật ấm áp nhất của cô, cô nhỉ?

Friday 27 April 2007

Về đây nghe em...




Lễ tháng tư dài ngày như Tết, tuy không có lì xì nhưng rảnh tay hơn, không dọn dẹp, không thăm viếng. Nghỉ vì mình. Đi chơi cho mình.

Chiều thứ sáu, nghe người ta gọi nhau í ới rủ đi chơi đâu đó, em muốn quăng hết mọi thứ để ùa về nhà. Không làm việc quá giờ, không học hành, không thi cử, không bài tập. Em thèm đứng trong vườn cây của ba, giữa cánh đồng lúa xanh quê nội, trước biển mênh mông, dọc chân xuống cát và sóng...

Về đây thỏa ước mơ đi hát dạo, để chào đời bằng hạt sương mai...






Monday 23 April 2007

Nếu em không phải một giấc mơ - Marc Levy




Từ sau RNU mình mới đọc được một quyển thật hài lòng như vậy.

Chuyện tình như một giấc mơ, giữa một con người hữu hình và một hồn ma. Là hành trình đưa hồn ma trở về sự sống một-cách-tuyệt-vọng bằng một tình yêu cao cả, là tình cảm của đôi trai gái ông trời đã sắp đặt cho nhau, là tình mẫu tử thiêng liêng.

----


Chú thích: ba ảnh chụp gần đây là của Hoàng Thế Nhiệm. Ảnh đẹp quá nên không thể không gửi lên.


Hạnh phúc của bốn bàn tay trắng.




Justin Maxon. US. Lê Thị Mùi. Phả. Long Biên, VN.

"Tôi từng cảm thấy lạc lõng khi phải sống ở một đất nước mới với những trải nghiệm mới. Hai mẹ con chị có vẻ lẻ loi giống tôi. Có một điều kỳ lạ ở họ đã làm tôi thay đổi, đó là việc tìm thấy hạnh phúc từ nội tại. Ở Mỹ, bạn được cho là hạnh phúc khi bạn sở hữu một tài sản. Nhưng ở đây, hai mẹ con chị hoàn toàn tay trắng. Chị ấy thậm chí còn thích cuộc sống không nhà cửa hơn là bị nhốt trong một trung tâm xã hội. Chị ấy theo đạo Phật. Chị ấy bị đặt bên lề xã hội. Chị ấy cho tôi thấy tất cả chúng ta đều là con người với tất cả ý nghĩa nhân bản của từ này”.

TT- CN 22/4/2007.

Saturday 21 April 2007

Tặng Cải xanh




Đếm xanh

- Đường hải Yến-

Có con chim nhỏ miên man hát
trên những vòm cây thưa...

Phải em không tháng mười một ngày không mưa?
đếm tình yêu bằng sinh nhật,
bằng hai bàn tay mỏng
mười cọng cỏ hoang không cộng đủ phép đa tình
chừng đã bấy lần xanh!

Phải em không những tình yêu không anh?
Dù con chim nhỏ mười lần hơn đã cất lên một giọng
mười cọng hoang xanh mười lần hơn đã bò buồn trên tầng tầng bình nguyên lạ lẫm
bình nguyên nào cũng ngỡ đã là xanh!

Phải em không đếm sinh nhật bằng những mối tình?
Ngày không mưa đánh dấu vào em từng mặt người khô cong như lá
những chiếc lá rụng đâu đây trong khu vườn vẫn là con chim nhỏ
lẫm chẫm đi qua bao lá rơi và vỡ
xương lá gầy gò bước chân

Và những ngày đếm xanh
ba năm, năm năm con chim xưa cứ cất lên một giọng
mười cọng cỏ hoang xưa cứ bò buồn trên tầng tầng bình nguyên lạ lẫm
Anh vẫn chỉ đâu đây chứng kiến em mò mẫm,
bão giông!

cfp




TTCT giới thiệu "Phố cà phê" ở ĐL nằm trải dài một đoạn ra chợ. Khi nào đến thăm thành phố này sẽ rủ nhỏ đi thử xem có thú vị như phố-của-mình ở ADR không hen?

Quên mất tiêu duyên cớ nào đưa hai đứa ra đó rồi. Chắc bắt đầu từ cái việc không biết đi đâu ngồi đâu mà hầu bao không rủng rỉnh; từ việc ngồi đâu tám mà thoáng đãng, có chút nắng, chút gió... (nắng chỉ đẹp khi nó không rọi vào mình!). Ngồi uống cà phê mà biết thêm bạn, biết rằng dân vẽ thường tụ tập bên kia đường, uống cà phê thường ăn bánh mì, biết mặt một vài người mà chưa bao giờ mở lời làm quen...

Ngồi ở đó sáng chủ nhật, nghe cuộc sống đi chậm một quãng 7.5 km.

Thursday 19 April 2007

EM




Chiều lật sấp mặt trời xuống phố
Dắt nắng qua đường hờ hững đôi bàn tay
Trong lòng mình có con chim nho nhỏ
Hót liên miên suốt nếp gấp của ngày

Thành phố rộng những vòng xe mệt mỏi
Đường một chiều chỉ nhìn thấy sau nhau
Đêm thức trắng gió về chung một lối
Để bình minh tách bạch mọi tiếng chào

Ở đâu hỡi những vòng tay đầy gió
Mà cứ làm quen với xa lạ nhớ nhung
Em chẳng khác em chỉ là phụ nữ
Gọi tên anh cho yên ổn bản thân mình.

- Đường Hải Yến. 1997

Saturday 14 April 2007

mm la ai?

Dinh hoi tham ban Blog vai cau, nhung cai may nay khong xai Unicode duoc. Bun ghe.

Chieu mai lai thi. MM la mu mo mot cach menh mong, mu mit, moi mat, mo mam, lam minh map map vi doc bi de roi vao mong mi qua!

mmmmmm ma oi, cuu con!

Saturday 7 April 2007

rich dad, poor dad.

Bạn giới thiệu với mình Rich Dad, Poor Dad. Không nhớ lần thứ mấy được hỏi đọc cuốn này chưa? Cầm cuốn sách dịch lên đọc đâu vài trang mà bảo rằng:"Em thấy nó dạy mình cách chi tiêu tài chính (cá nhân) khôn ngoan hơn là làm giàu." Ừa, lần này là đọc thiệt, hổng bổ chiều dọc cũng bổ tiếng Anh vậy.

Entry for April 07, 2007

Ciao N.H ấm cúng và khá sang trọng nét cổ điển. Bày trí, bàn ghế và thức uống cũng khá "đi đôi" với giá cả quận 1. Nhạc ổn.

Mình tối nay lại thắc mắc không biết NNT có bao giờ thấy buồn vì ở miền quê suốt hay không, có bao giờ cô muốn ước mình như Lý Lan, đi đây đi đó, và như thế văn của cô không mãi quẩn quanh với cái sông quê, đám lục bình mà có thêm sông M. ở Mỹ hay vài bông tuyết trắng...

Quyết định cho mình một hướng đi không dễ dàng bao giờ. Thật bất ngờ với quyết định của N., biết N. lúc nào cũng kỹ tính và tính kỹ nhưng có vẻ "đa đoan" quá, sao mình lại không quyết liệt với ý muốn của mình? sao lại đi vòng một cách tốn thời gian và công sức như vậy? Dù sao, nàng đã có động lực như thế thì đáng chấm điểm 10++. Chúc N. hoàn thành được kế hoạch 5 năm của mình một cách mỹ mãn.

Thursday 5 April 2007

pwd

Lâu thật lâu mới vào XQT nên quên mất tiêu pwd. Ì ạch đăng ký xin lại cái pwd, mò tới mò lui mà hổng hiểu sao XQT cứ thông báo là sai địa chỉ email. Trời, làm sao mà sai được? Bắt đền ông admin!

Trong thời buổi click này, không có pwd là không tồn tại vậy. Vào cửa, mở máy, làm việc, đọc thư, nói chuyện, thụt két, tất tần tật đều có mật mã. Một buổi sáng đẹp trời, tự dưng tui quên pwd, mới đổi pwd quay qua quên sạch. Rõ khổ.

Mật mã của một mình, của hai mình, của nhiều mình. Mình mà nói pwd của mình ra chắc có nhiều cái mắc cười lắm. Tỉ như, hôm nay chưa ăn sáng ,vô ngân hàng, cái máy ra lệnh: Đổi password đi mày! Ừa, tao đói quá nghĩ chưa ra, lấy "cơm gà" cho nó đỡ thèm... măm mămm. Hay tui thấy ghét thằng đó, đặt mật mã là "... heo" cho sướng! (Tiểu nhân chửi lén, khặc.. khặc..)

Gõ tới đây thấy XQT đã thông báo new pwd cho mình hồi nào hổng hay. Trách lầm rồi. 1,2,3... log in thẳng tiến nào!

Em đã lấy tên anh làm password

Hết log out ra lại log in vào

Và như thế mỗi ngày trên bàn phím

Anh lại về trong nỗi nhớ xôn xao!

Wednesday 4 April 2007

Đọc báo dùm bạn




Bài ký sự trên báo tuổi trẻ hôm nay về một người yêu Rừng. Tặng anh.

"Rừng ông Nguyên”

-Vũ Toàn-



TT - Từ một giáo viên trong phòng thí nghiệm vật lý, ông Lê Duy Nguyên, 57 tuổi, ở xã Quỳnh Lập, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An), đã trở thành ông chủ số 1 trong làng doanh nghiệp trồng rừng cả nước.

Bỏ phố về rừng

Năm 1991, nhân chuyến về thăm quê, ông Nguyên lang thang ra vùng biển Bãi Chùa. Biển hoang vắng. Liền với bãi cát là hun hút đồi trọc nối nhau như những cái bát úp khổng lồ lơ thơ vài chục cây bạch đàn tội nghiệp. Ông tự hỏi: “Sao không trồng bạch đàn ở đây, vừa trồng rừng vừa bán được cây, lợi đôi bề?”.

Ý nghĩ đó thôi thúc mãi. Ông đến Sở Lâm nghiệp tỉnh rồi Hạt Kiểm lâm Quỳnh Lưu tìm hiểu cách trồng rừng. Ở đâu ông cũng được giúp đỡ. Nhưng không ngờ cái chướng ngại đầu tiên ông gặp lại xảy ra ngay... trong căn nhà cấp bốn của ông. “Bà vợ rất lạnh lùng khi nghe tôi nói chuyện xin về hưu non để đi trồng rừng. Bà ấy bảo mình đang là công chức nhà nước, đang có vợ con êm ấm ở thành phố Vinh, cớ chi cứ nằng nặc đòi về nơi hẻo lánh sinh sống”. Nhưng ông đã quyết và bà cũng chiều.

Năm 1993, ông làm đơn nhận 168ha trong vòng 50 năm nhưng hạt kiểm lâm vận động nhận cho đủ 1.000ha vì đất trống, đồi trọc đang còn nhiều quá. Ông nhận luôn. Vợ chồng dốc hết hầu bao, có được năm lượng vàng và 250 triệu đồng. Thấy vốn còn ít, vợ chồng quyết định bán nốt mảnh vườn của ông nội để lại, dồn sức đầu tư cho sự nghiệp trồng rừng.

Doanh nghiệp... nhân dân!

Cuối năm 1993, lứa cây phi lao đầu tiên được ông Nguyên trồng dọc bãi biển phủ kín 10ha. Nhưng 10ha thì chẳng là bao so với 1.000ha đã nhận! Vậy là ông nghĩ cách huy động người dân cùng làm doanh nghiệp với mình, với phương thức “doanh nghiệp trả gạo mỗi công lao động, đảm bảo đủ ăn trong ngày; liên tục như vậy cho đến khi thu hoạch, chủ doanh nghiệp hưởng 20% giá trị sản phẩm rừng, lao động hưởng 80%”. Kết quả có 60 lao động là người dân của làng Đông Hồi tham gia. Chủ yếu là phụ nữ vì đàn ông đi biển hết. Với phương thức này, rừng của ông và cũng của mỗi người nên ai nấy ra sức bảo vệ và chăm sóc.

Mỗi ngày cùng bà con gánh hàng vạn cây giống, hàng trăm thùng nước rẽ dây leo chằng chịt leo lên từng quả đồi khô khốc để trồng và tưới, ông Nguyên thấu hiểu từng giọt mồ hôi nhỏ xuống. Giữa năm 1994, ông quyết định tăng 0,5kg gạo/người/ngày công và sau đó tăng lên 2-3 kg/người/ngày công. Năm 2000 khi đã trồng được 300ha rừng bạch đàn, keo và 267ha rừng thông, phi lao thì ông chấm dứt phương thức này, chuyển sang trả công lao động 25.000 - 28.0000 đồng/lao động/ngày công theo yêu cầu của bà con.

Ông kể: khi cây mọc thành rừng thì đủ loại chim về trú ngụ và ông không chịu nổi cảnh “hàng chục người đi bắn chim công khai, vác về từng túi”. Ông ngăn: “Khi đất trống, đồi trọc thì đố thấy bóng một con chim nào. Bây giờ rừng xanh tốt mới có môi trường cho chim về sinh sống. Rừng này là của tôi nên tôi cấm không được bắn chim trong rừng này”. Cũng có cãi cọ qua lại nhưng rồi người ta hiểu, không vào “rừng ông Nguyên” bắn chim nữa.

Không phải hưởng được mới làm

Từ năm 2004 “rừng ông Nguyên” cho thu hoạch lứa đầu, được 1,5 tỉ đồng. Ông tính, cứ theo kiểu thu hoạch “cuốn chiếu” thì mười năm nữa riêng vùng rừng thông sẽ cho 1,2 tỉ đồng tiền nhựa/năm trong chu kỳ 50 năm. 300ha bạch đàn, keo có giá trị 9 tỉ đồng/năm trong thời gian tái sinh tám năm. Nhưng tầm nhìn về kinh tế rừng của ông không dừng lại ở đó: ông muốn trồng lim. Theo ông, sở dĩ người ta ít trồng lim là do tới 70 năm mới thu hoạch được, lâu quá. Nhưng với ông, do chu kỳ phát triển dài nên tính chất bảo vệ môi trường của rừng lim càng bền vững. Mặt khác, cây lim có giá trị kinh tế rất cao. Một hecta lim trồng 500 cây. Sau 70 năm sẽ cho 3 khối gỗ/cây. Theo giá hiện tại là 15 triệu đồng/khối. Khi thu hoạch nếu trừ hao, chỉ tính 300 cây/ha và một cây chỉ tính hai khối thì một hecta sẽ cho 9 tỉ đồng. 300ha sẽ có 1.800 tỉ đồng. So sánh với đất nông nghiệp loại tốt nhất cũng chỉ đạt 10-15 triệu đồng/ha/năm. Nhưng một hecta cây lim sẽ có 128 triệu đồng/năm. 70 năm sau chắc chắn ông không còn sống để hưởng nhưng ông bảo “đâu phải cái gì hưởng được mới làm!”.

Có rừng rồi ông lại làm đường. Có đường mới đi kiểm tra, bảo vệ rừng được. Đường còn là băng cản lửa, ứng phó với hỏa hoạn. “Với sáu xe Hyundai, bốn máy xúc, bốn máy ủi, chúng tôi làm cật lực từ năm 2004 đến nay mới xong. Cùng với mở đường là ngăn đập xây hồ chứa nước với trữ lượng 50.000m3 để giữ độ ẩm cho rừng, để có nước mà cứu rừng khi không may bị cháy. Tổng trị giá hết 11 tỉ đồng” - ông hồ hởi nói.

Bất ngờ tôi thấy những chú hươu sao ngơ ngác nhìn “khách” bên lũng núi. Ông Nguyên cười thật vui: “Năm 1996 khi con hươu sao mất giá, người ta xẻ thịt nó làm đặc sản trong nhà hàng, tôi đi vay tiền bạn bè mua được 60 con cùng với 30kg rùa thả vào rừng. Nay vô rừng thi thoảng gặp hươu con bám chân hươu mẹ, thích lắm”.

Tuesday 3 April 2007

Cho em một ngày.




Buổi sáng bất ngờ với tin nhắn của bé T., khuya về còn nhận thêm một tin chúc mừng của V nữa. Là lá la, sao hai người này hay vậy ta? Cười tủm tỉm hoài, thắc mắc và so sánh sao giống có ai đang "lobby" quá.

Hoa nở, đẹp vô cùng.